Báo cáo trực tuyến

Doanh nghiệp SMB trong hành trình vươn ra toàn cầu: Thách thức và triển vọng

Để hiểu được hoài bão cũng như những thách thức mà các doanh nghiệp đang đối mặt, Payoneer đã khảo sát 3.575 doanh nghiệp SMB tại 15 quốc gia trên thế giới. Khảo sát cho thấy các doanh nghiệp SMB coi việc mở rộng kinh doanh ra các thị trường quốc tế là chìa khóa…

Lời mở đầu của John Caplan, CEO tại Payoneer

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến báo cáo “Doanh nghiệp SMB trong hành trình vươn ra toàn cầu: Thách thức và triển vọng’’ của Payoneer. Báo cáo này được thực hiện nhằm đo lường và nêu bật khát vọng tăng trưởng kinh doanh cũng như những thách thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) trên toàn thế giới trong hành trình mở rộng thị trường quốc tế.

Qua báo cáo này, bạn sẽ biết được các xu hướng, thành tựu và khát vọng của các doanh nhân và chủ doanh nghiệp đến từ 15 quốc gia trên khắp thế giới; bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn về những thách thức mà họ gặp phải và chiến lược mà họ triển khai áp dụng khi mở rộng kinh doanh sang các thị trường mới, chẳng hạn như vượt qua rào cản văn hóa và ngôn ngữ, quản lý thanh toán xuyên biên giới, đối phó với tình trạng lạm phát cao và biến động địa chính trị.

Tại Payoneer, chúng tôi luôn tâm niệm được đồng hành, hỗ trợ và tôn vinh các doanh nghiệp SMB đã mạnh dạn mở rộng hoặc đang tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh của họ ra toàn cầu. Các doanh nghiệp SMB là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu bằng cách tạo ra nhiều việc làm mới, thúc đẩy đổi mới, phát triển và củng cố sức mạnh cộng đồng.

Tôi hy vọng rằng báo cáo này sẽ là nguồn thông tin hữu ích dành cho bạn – một trong những thành phần tham gia chính trong nền kinh tế kết nối toàn cầu ngày nay. Payoneer cam kết giúp các doanh nghiệp SMB tăng trưởng kinh doanh toàn cầu dễ dàng hơn bằng cách cung cấp một giải pháp đơn giản, nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm chi phí để quản lý các khoản thanh toán kinh doanh quốc tế và chúng tôi mong muốn được đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp SMB hiện thực hóa khát vọng toàn cầu cũng như đạt được thành công bền vững và liên tục trong những năm tới.
Trân trọng,

John Caplan
CEO của Payoneer


Giới thiệu

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) là động lực của tăng trưởng và đổi mới sáng tạo trên toàn thế giới.

Để hiểu rõ hơn về khát vọng, mục tiêu kinh doanh cùng với đó là những thách thức mà các doanh nhân và chủ doanh nghiệp SMB phải đối mặt, Payoneer đã thực hiện một báo cáo với tựa đề “Doanh nghiệp SMB trong hành trình vươn ra toàn cầu: Thách thức và triển vọng”. Chúng tôi đã khảo sát 3.575 doanh nghiệp SMB tại 15 quốc gia (Mỹ, Brazil, Argentina, Vương quốc Anh, Serbia, Pháp, Israel, Ukraine, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines, Ấn Độ, Bangladesh và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) và tại nhiều ngành nghề khác nhau bao gồm thương mại điện tử, kinh doanh và các dịch vụ chuyên nghiệp, các dịch vụ liên quan đến máy tính và CNTT, các dịch vụ tài chính, du lịch-nhà hàng-khách sạn v.v…

Kết quả chúng tôi ghi nhận được qua khảo sát: Các doanh nghiệp SMB coi chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh ra toàn cầu là chìa khóa để đạt được mục tiêu tăng trưởng của họ, với 72% xem việc mở rộng kinh doanh xuyên biên giới là một cách thức hiệu quả nhằm tăng doanh thu và mở rộng cơ sở khách hàng của họ. Hầu hết trong số họ đều kỳ vọng doanh thu xuất khẩu tăng lên cũng như có sự hợp tác với nhiều nhà cung cấp xuyên biên giới hơn.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng không nhất thiết phải sẵn sàng mở rộng thị trường sang những quốc gia và khu vực mới. Họ cũng bị tác động tiêu cực bởi sự gián đoạn thương mại toàn cầu chẳng hạn như tình trạng đứt gãy, chậm trễ trong chuỗi cung ứng, thay đổi trong quy định thương mại và biến động tiền tệ, bên cạnh rào cản ngôn ngữ và văn hóa trong quá trình kinh doanh xuyên biên giới.

Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp SMB đều lạc quan về triển vọng kinh doanh của họ và kỳ vọng sẽ tăng trưởng gấp đôi doanh thu trong hai năm tới (so với hai năm trước) thông qua sự kết hợp giữa số hóa, đổi mới sáng tạo và sự hỗ trợ liên tục từ các chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp của họ.

Với khát vọng như vậy, khối doanh nghiệp SMB sẽ tiếp tục là thành phần đóng vai trò chủ đạo trên thương trường quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong một thế giới ngày càng kết nối ngày nay.

Các doanh nghiệp SMB đang vươn ra toàn cầu

Doanh nghiệp SMB là xương sống của các nền kinh tế trên toàn thế giới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tạo việc làm. Họ cũng đang ngày càng có xu hướng tìm kiếm những thị trường và khu vực mới nhằm đa dạng hóa tệp khách hàng quốc tế và đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh doanh.

72% doanh nghiệp SMB tham gia khảo sát tin rằng chiến lược vươn ra toàn cu s giúp tăng doanh thu và mở rộng cơ s khách hàng, khai phá tiềm năng to lớn của thị trường quốc tế và tận dụng tốt các cơ hội tăng trưởng từ những thị trường mới này để gặt hái thành công. Ngoài ra, việc đa dạng hóa mạng lưới các nhà cung cấp trên toàn cầu cũng được coi là một biện pháp bảo vệ trước tình trạng gián đoạn thương mại và thách thức vĩ mô.

72%

SMB tham

gia khảo sát

TIN RẰNG

CHIẾN LƯỢC VƯƠN RA TOÀN CÂU

SẼ GIÚP TĂNG

DOANH THU VÀ MỞ RỘNG CƠ

SỞ KHÁCH HÀNG

Các doanh nghiệp SMB đang toàn cầu hóa nhu cầu

Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp SMB đã tăng trung bình 9 điểm phần trăm – từ 52% năm 2021 lên 61% năm 2022 và dự kiến sẽ tăng lên 69% vào cuối năm 2023.

Trung bình

69%

Doanh

thu SMB

DỰ KIẾN ĐẾN TỪ MẢNG XUẤT KHẨU VÀO

CUỐI NĂM 2023(TĂNG TỪ MỨC 52% NĂM 2021)

Cơ sở khách hàng của các doanh nghiệp SMB hiện nay có xu hướng là khách hàng nội địa – trung bình, khoảng 59% ở trong nước, so với 42% ở nước ngoài.

Tuy nhiên, tỷ trọng khách hàng quốc tế và khách hàng trong nước đang nhanh chóng cân bằng. Và tỷ lệ khách hàng quốc tế này dự kiến sẽ tăng từ mức trung bình 42% lên 50% vào năm 2024.

Các doanh nghiệp SMB trong lĩnh vực bán buôn dẫn đầu về tăng trưởng xuất khẩu

Các doanh nghiệp SMB trong lĩnh vực bán buôn kỳ vọng doanh thu xuất khẩu sẽ tăng mạnh nhất, với mức tăng ước tính là 21 điểm phần trăm từ năm 2021 đến năm 2023. Ngay phía sau, các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ chuyên nghiệp, thương mại điện tử và dịch vụ cá nhân cũng kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng đáng kể trong doanh thu xuất khẩu, với mức tăng dự kiến lần lượt là 19, 18 và 18 điểm phần trăm.

Các doanh nghiệp SMB ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Việt Nam, Bangladesh và Brazil kỳ vọng sẽ chứng kiến mức tăng cao nhất về doanh thu xuất khẩu.

UAE

Việt Nam

Bangladesh

Brazil

Argentina

Hoa Kỳ

Ấn Độ

Hàn Quốc

Vương quốc Anh

Philippines

Trung Quốc

Pháp

Serbia

Ukraine

*very small sample size for Ukraine

Mức tăng điểm phần trăm dự kiến trong tăng trưởng doanh thu từ xuất khẩu, theo quốc gia (2021-2023)

Các doanh nghiệp SMB đang tìm kiếm khách hàng mới tại khu vực Châu Âu và Trung Á

Thị trường Châu Âu và Trung Á mang đến những cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp SMB muốn đa dạng hóa cơ sở người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp SMB đang đa dạng hóa nguồn cung và nhóm các nhà cung cấp của họ

Bên cạnh việc mở rộng cơ sở khách hàng, các doanh nghiệp SMB cũng đang có xu hướng chuyển sang hợp tác với nhiều nhà cung cấp hơn để tăng tính linh hoạt và khả năng thích ứng. Tính trung bình, các doanh nghiệp SMB tham gia khảo sát hiện đang làm việc với 22 nhà cung cấp, so với 17 nhà cung cấp trong hai năm trước. Hầu hết những nhà cung cấp này thuộc lĩnh vực dịch vụ công nghệ (42%), tiếp theo là sản xuất (36%) và nhà cung ứng/tìm kiếm nguồn hàng (34%).

Dịch vụ công nghệ

Sản xuất

Cung ứng/Tìm kiếm nguồn hàng

Hỗ trợ khách hàng

Loại hình nhà cung cấp phổ biến nhất mà các doanh nghiệp SMB toàn cầu thường làm việc cùng

Các doanh nghiệp SMB có kế hoạch tiếp tục quá trình tăng trưởng này – họ mong muốn hợp tác với trung bình 30 nhà cung cấp trong vòng hai năm tới. Các doanh nghiệp SMB từ UAE và Bangladesh sở hữu hệ sinh thái nhà cung cấp lớn nhất và kỳ vọng sự tăng trưởng mạnh mẽ, mở rộng số lượng nhà cung cấp mà họ có làm việc cùng từ 24 nhà cung cấp vào năm 2020 lên 32/33 nhà cung cấp vào năm 2022, và tăng lên 42/44 nhà cung cấp trong vòng hai năm tới.

Các doanh nghiệp SMB kỳ vọng không chỉ tăng về số lượng nhà cung cấp mà còn tăng tỷ lệ nhà cung cấp quốc tế trong danh sách đối tác của họ. Việc mở rộng số lượng nhà cung cấp quốc tế cho phép các doanh nghiệp SMB giảm thiểu rủi ro liên quan đến gián đoạn chuỗi cung ứng, đa dạng hóa chiến lược tìm kiếm nguồn cung và nâng cao khả năng thích ứng tổng thể của doanh nghiệp.

Hiện nay, hệ sinh thái nhà cung cấp có xu hướng nghiêng về trong nước (61% trong nước so với 39% quốc tế), đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tại Brazil, Argentina và Pháp, nhưng sự phân chia này dự kiến sẽ trở nên cân bằng hơn trong hai năm tới, lên 52% nhà cung cấp trong nước, so với 48% nhà cung cấp quốc tế.

Số hóa thúc đẩy toàn cầu hóa

Các xu hướng và khát vọng toàn cầu hóa của các doanh nghiệp SMB như đã nêu ở trên có thể là do một số yếu tố.

Những tiến bộ công nghệ (bao gồm các nền tảng thương mại điện tử, công cụ truyền thông số và nền tảng thanh toán số) đã làm giảm đáng kể rào cản thương mại quốc tế và tăng khả năng của doanh nghiệp SMB trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên toàn cầu cũng như khả năng tiếp cận với nhiều nhà cung cấp dịch vụ và giải pháp lớn và đa dạng hơn so với những dịch vụ hiện có ở trong nước.

Tuy nhiên, mức độ số hóa cũng dao động tùy theo từng ngành nghề. Nhà bán hàng thương mại điện tử kiếm được 91% thu nhập của họ từ kinh doanh trực tuyến, tiếp theo là các lĩnh vực dịch vụ tài chính và giáo dục (lần lượt là 77% và 71%). Trong khi đó, các doanh nghiệp SMB thuộc lĩnh vực bán buôn, nông nghiệp, khai thác mỏ, sản xuất, kiến trúc và cơ khí vẫn còn tương đối bỡ ngỡ trong quá trình số hóa hoạt động kinh doanh, cụ thể, chỉ có khoảng 25% doanh thu của họ đến từ các kênh trực tuyến.

91%

Thương mại điện tử / bán hàng trực tuyến

77%

Các dịch vụ tài chính

71%

Giáo dục

66%

Nghệ thuật & giải trí

66%

Du lịch-nhà hàng-khách sạn

25%

Bán buôn

22%

Nông nghiệp

22%

Khai thác mỏ

20%

Sản xuất

18%

Kiến trúc & cơ khí

Tỷ lệ phần trăm doanh thu mà doanh nghiệp SMB tạo dựng qua các kênh trực tuyến theo lĩnh vực

Các doanh nghiệp được khảo sát trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ (ví dụ: CNTT, kinh doanh) tự coi mình là những người sớm đi đầu triển khai áp dụng công nghệ mới: 44% trong mỗi nhóm cho biết họ thường là những người tiên phong nắm bắt công nghệ mới và 32% trong số này cho biết thêm rằng họ áp dụng các công nghệ này tương đối nhanh chóng.

Là một công ty do gia đình sở hữu và điều hành kể từ ngày đầu tiên thành lập, chúng tôi tin rằng yếu tố quan trọng dẫn đến thành công là cung cấp dịch vụ hiệu quả & thân thiện cho mọi khách hàng và cách tiếp cận thân thiện, mang tính gia đình với nhà cung cấp của chúng tôi. Chúng tôi tin rằng đây là yếu tố thu hút khách hàng và nhà cung cấp đến với thương hiệu của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải công nhận sự thay đổi tư duy đã và đang diễn ra trên toàn cầu trong vài năm qua, khi mà các công ty đã trở nên cởi mở hơn với mô hình làm việc từ xa. Vì vậy, mục tiêu của chúng tôi là thu hẹp khoảng cách giữa khách hàng của chúng tôi và người lao động lành nghề trên khắp thế giới.

Megan Powell
COO của Temark International, dịch vụ trợ lý ảo, Hoa Kỳ

Khát vọng toàn cầu, thách thức toàn cầu

Mặc dù các doanh nghiệp SMB đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong hành trình vươn ra toàn cầu, việc mở rộng kinh doanh ra các thị trường quốc tế luôn là một nhiệm vụ khó khăn. Các doanh nghiệp SMB thường có nguồn lực hạn chế, cả về tài chính và nhiều khía cạnh khác, điều này có thể gây khó khăn trong việc tạo dựng sự hiện diện của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài. Thêm nữa, họ có thể thiếu hụt những kiến thức chuyên môn cần thiết để đối phó với sự phức tạp của thương mại quốc tế, chẳng hạn như tuân thủ quy định quốc tế, giải quyết các thách thức về mặt hậu cần và sự khác biệt về văn hóa.

Với những thách thức như vậy, việc ‘mở rộng kinh doanh ở các quốc gia mới’ được các doanh nghiệp SMB tham gia khảo sát coi là điểm yếu lớn nhất trong hiệu suất hoạt động của họ.

smb confidence performance mobile vn
smb confidence performance desktop vn

Bên cạnh điểm yếu kể trên, các doanh nghiệp SMB cũng bày tỏ sự lo ngại về tình trạng dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong số toàn bộ những biến cố gây hỗn loạn trong hai năm qua, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu được coi là biến cố đáng lo ngại nhất và dự kiến sẽ tiếp tục gây ra nhiều rắc rối nhất trong quá trình điều hành doanh nghiệp trong tương lai gần.

most disruptive events to smbs mobile vn
most disruptive events to smbs desktop vn

Các doanh nghiệp SMB phải đối mặt với những thách thức và rào cản to lớn như gián đoạn chuỗi cung ứng, biến động tiền tệ, rào cản ngôn ngữ và văn hóa, khả năng tiếp cận vốn lưu động và vấn đề trong thanh toán xuyên biên giới. Nhưng những thách thức này không phải là không thể vượt qua. Với các công cụ và nguồn lực phù hợp, doanh nghiệp SMB có thể giảm thiểu những rủi ro này và mở rộng kinh doanh sang các thị trường mới thành công.

Adam Cohen,
Giám đốc Tăng trưởng của Payoneer

Những biến cố vĩ mô và thách thức văn hóa

Doanh nghiệp SMB là xương sống của nền kinh tế toàn cầu, nhưng họ cũng là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Mặc dù bị ảnh hưởng nhiều bởi những biến cố cả bên trong lẫn bên ngoài lĩnh vực, chẳng hạn như xung đột địa chính trị và biến động tiền tệ, không như các công ty đa quốc gia khác, doanh nghiệp SMB thường thiếu nguồn lực và quy mô để đối mặt và vượt qua những khó khăn và thách thức khó lường này.

Đại dịch COVID-19, lạm phát cũng như tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động sâu rộng và tiêu cực nhất đến các doanh nghiệp SMB trong hai năm qua.

impact of global events on smbs mobile vn
impact of global events on smbs desktop vn

Thách thức về sự khác biệt văn hóa

Bên cạnh những biến cố bên ngoài, rào cản về ngôn ngữ và văn hóa cũng như chi phí kinh doanh cao là những trở ngại đáng kể đối với nhiều doanh nghiệp SMB trong nỗ lực vươn ra toàn cầu.

Sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa có thể làm giảm hiệu quả giao tiếp, cản trở sự hiểu biết về thị trường và gây trở ngại cho việc xây dựng mối quan hệ bền chặt với các bên liên quan tại thị trường địa phương. Tất cả những yếu tố này đã góp phần tạo ra những khó khăn và rào cản cho doanh nghiệp trong việc quản lý và tuân thủ khuôn khổ pháp lý và quy định, đàm phán hợp đồng và tuân thủ phong tục, tập quán tại địa phương.

34%

Gián đoạn và biến cố bên ngoài

33%

Rào cản ngôn ngữ và văn hóa

27%

Chi phí kinh doanh

30%

Phù hợp với thị trường

Những rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp SMB muốn mở rộng sang các thị trường mới

Khả năng kiểm soát tài chính và thanh toán quốc tế

90% các doanh nghiệp SMB đang tích cực gửi và nhận thanh toán đến và từ ít nhất ba quốc gia khác nhau. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng Hoa Kỳ, Trung Quốc, Vương quốc Anh, Canada và Úc nổi lên như là những quốc gia có nhiều hoạt động gửi và nhận thanh toán nhất.

countries cross border trade mobile vn
countries cross border trade desktop vn

Tuy nhiên, một điều đáng lo ngại cần lưu ý đó là có đến 80% trong số các doanh nghiệp SMB này chưa có sự chuẩn bị hoặc thiếu tự tin trong việc quản lý biến động tiền tệ. Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ và nguồn lực đầy đủ cho các doanh nghiệp SMB, cho phép họ quản lý biến động tỷ giá hiệu quả cũng như phát triển các chiến lược nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến động tiền tệ.

80%

SMB

CẢM THẤY CHƯA CÓ SỰ CHUẨN BỊ,HOẶC KHÔNG TỰ TIN VỀ KHẢ NĂNG XỬ LÝ BIẾN ĐỘNG TIÊN TỆ

Các doanh nghiệp SMB thiếu các công cụ tài chính xuyên biên giới

Hơn nữa, mặc dù 51% doanh nghiệp SMB có khả năng tiếp cận và sử dụng nhiều tùy chọn thanh toán cho nhà cung cấp và khách hàng, nhưng phần lớn trong số họ, hơn 60%, hiện không có, hoặc cũng không dự định sẽ có trong tương lai gần, năng lực quản lý tài chính xuyên biên giới bổ sung chẳng hạn như chuyển đổi ngoại tệ theo thời gian thực, khả năng chấp nhận thanh toán trên trang web thương mại điện tử, giải pháp thanh toán lương cho nhân viên làm việc từ xa tại nhiều quốc gia hoặc thẻ đa tiền tệ để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ. 76% thiếu thẻ đa tiền tệ để thanh toán cho hàng hóa & dịch vụ và 69% không có khả năng thanh toán cho nhân viên và nhà thầu của họ ở nhiều quốc gia.

76%

SMB

THIẾU THẺ ĐA TIÊN TÊ

ĐẾ THANH TOÁN CHO HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Mặc dù doanh thu thanh toán quốc tế ngày càng tăng, các doanh nghiệp SMB vẫn tiếp tục phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong thanh toán xuyên biên giới. Ba thách thức hàng đầu về thanh toán mà các doanh nghiệp SMB cho rằng thường xuyên hoặc luôn luôn là rào cản trong các hoạt động giao thương xuyên biên giới của họ là tỷ giá hối đoái, phí chuyển tiền và thời gian giao dịch chậm.

Đối với các doanh nghiệp đang muốn tăng doanh thu và mở rộng tệp khách hàng quốc tế, những thách thức này có thể gây trở ngại đáng kể. Thời gian giao dịch chậm và phí chuyển tiền cao có thể ảnh hưởng đến dòng tiền và hạn chế khả năng tái đầu tư vào doanh nghiệp. Trong khi đó, việc quản lý tỷ giá hối đoái có thể khá phức tạp và tốn kém, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế.

Nếu không có khả năng tiếp cận và sử dụng các giải pháp thanh toán được thiết kế riêng cho nhu cầu của mình, các doanh nghiệp SMB có thể phải đối mặt với chi phí giao dịch cao hơn, thời gian xử lý lâu hơn cũng như gặp nhiều khó khăn trong quản lý tỷ giá hối đoái và các vấn đề tài chính khác. Điều này có thể hạn chế khả năng cạnh tranh hiệu quả của họ trên thị trường quốc tế và cuối cùng, hoàn toàn có thể cản trở tiềm năng tăng trưởng của họ.

Từ khi bắt đầu kinh doanh vào năm 2018, hiện tại, công ty chúng tôi đã phát triển đội ngũ nhân sự lên hơn 80 người và toàn bộ doanh thu cũng như khách hàng đều đến từ nước ngoài. Với mong muốn phát triển mạnh mẽ hơn nữa, ưu tiên chính của doanh nghiệp chúng tôi tại thời điểm này là bán hàng và tiếp thị. Nhưng trong quá trình thâm nhập thị trường quốc tế, chúng tôi nhận thức rằng phải luôn có cơ sở hạ tầng phù hợp. Đối với những công ty dịch vụ như chúng tôi, hiện đang hợp tác với các nhà cung cấp ở 15 quốc gia khác nhau, điều đó có nghĩa là có khả năng thanh toán cho họ một cách dễ dàng và với chi phí thấp. Vào lúc này, ưu tiên cao nhất là tồn tại vì thị trường hiện đang rất khó khăn, vì vậy tính hiệu quả là chìa khóa để thành công.

Maksym Petruk,
CEO và nhà sáng lập tại WeSoftYou, công ty phát triển phần mềm, Ukraine

Cơ hội tươi sáng ở phía trước

Bất chấp mọi rào cản và thách thức đã nêu ở trên, các doanh nghiệp SMB đều thể hiện tinh thần lạc quan về một tương lai toàn cầu hóa hơn. Ít nht 2/3 s doanh nghiệp SMB cảm thấy phn nào hoc rt được các chính phủ của họ hỗ tr trong mt s lĩnh vc hin nay – và mt t l phn trăm tương tự vẫn lạc quan về sự hỗ trợ từ chính ph ca họ trong tương lai gần.

Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp SMB tham gia khảo sát cảm thấy được chính phủ của họ hỗ trợ trong việc tư vấn và đào tạo, hỗ trợ xuất khẩu và thương mại, ưu đãi thuế v.v…và tin rằng chính phủ của họ sẽ tiếp tục hỗ trợ trong hai năm tới. Thông qua những sáng kiến như vậy, các chính phủ đang đóng một vai trò rất quan trọng trong việc củng cố niềm tin của khối doanh nghiệp SMB và thúc đẩy sự phát triển của họ.

Theo kết quả khảo sát, các doanh nghiệp SMB ở Châu Á-Thái Bình Dương cảm thấy được hỗ trợ nhiều nhất, trong khi các doanh nghiệp SMB ở Ukraine, Serbia và Argentina cảm thấy ít được hỗ trợ hơn.

Các doanh nghiệp SMB đang tăng tốc đổi mới sáng tạo

Nhận thức được sức mạnh to lớn của công nghệ mới, các doanh nghiệp SMB cũng đang nhanh chóng nắm bắt số hóa, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và những công cụ tiên tiến khác để nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện năng lực và mở ra cơ hội tăng trưởng mới.

61%

SMB

LÊN KÊ HOẠCH SỨ DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI)

TRONG VÒNG HAI NĂM TỚI HOẶC ĐÃ VÀ ĐANG THỨ NGHIỆM CÔNG NGHỆ NÀY

Theo kết quả khảo sát, tại thời điểm hiện tại và trong tương lai gần, phần lớn các doanh nghiệp SMB (58-65%) đang triển khai áp dụng số hóa và có cái nhìn tích cực về công nghệ này. Mục tiêu của họ khi triển khai áp dụng công nghệ số hóa là làm cho các hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, phân bổ nguồn lực hợp lý cũng như cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cải tiến hơn nhằm đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng.

Hầu hết các doanh nghiệp SMB đều kỳ vọng tốc độ tăng trưởng doanh thu của họ sẽ tăng gấp đôi

ĐẾN NĂM 2024, ĐA SỐ DOANH NGHIỆP SMB KỲ VỌNG

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỢNG DOANH THU BÌNH QUÂN HÀNG NĂM SẼ TĂNG GẤP ĐÔI

Từ

4%

lên

8%

Các công ty hoạt động theo mô hình hỗn hợp B2B và B2C dự kiến sẽ có mức tăng trưởng doanh thu cao hơn so với các mô hình kinh doanh khác: 81% doanh nghiệp hoạt động theo mô hình hỗn hợp dự kiến hoạt động kinh doanh của họ sẽ tăng trưởng.

Các doanh nghiệp SMB ở UAE, Philippines và Argentina lạc quan nhất về triển vọng tăng trưởng kinh doanh của họ.

Lời kết

Toàn cầu hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ trên thế giới và các doanh nghiệp SMB cũng không phải là ngoại lệ. 72% xem việc mở rộng kinh doanh xuyên biên giới là một hướng đi hiệu quả để tăng doanh thu và mở rộng cơ sở khách hàng của h; với việc doanh thu xuất khẩu đã tăng đáng kể trong năm qua, xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục vào năm 2023 và các năm sau.

Tuy nhiên, để mở rộng kinh doanh xuyên biên giới thành công, các doanh nghiệp SMB sẽ cần phải vượt qua một loạt thách thức, từ việc đối phó với sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và những khó khăn về kinh tế cho đến vượt qua các rào cản trong thanh toán quốc tế và tài chính.

Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều thách thức khác nhau, nhưng chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp SMB vẫn có cái nhìn hết sức lạc quan và tích cực về tương lai của họ trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng nhưng kết nối nhiều hơn.

Phương pháp thực hiện báo cáo

Payoneer đã hợp tác với Oxford Economics để tiến hành khảo sát trực tuyến vào tháng 11 năm 2022 đối với 3.575 người ra quyết định từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (quy mô 250 nhân viên trở xuống) trên khắp thế giới. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích tìm hiểu cách mà các doanh nghiệp SMB lên kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh xuyên biên giới và những thách thức mà họ gặp phải trong quá trình hoạt động để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình, trong đó bao gồm những biến cố gây hỗn loạn trên toàn cầu và quy trình thanh toán không hiệu quả. Đối tượng khảo sát của chúng tôi là các CEO, chủ sở hữu doanh nghiệp, CFO, giám đốc tài chính và nhà quản lý—tất cả đều là những nhân vật chủ chốt, có ảnh hưởng hoặc chịu trách nhiệm ra quyết định cho các chiến lược và hoạt động của công ty họ.

Khảo sát trực tuyến được thực hiện vào cuối năm 2022 và người tham gia khảo sát đến từ 15 quốc gia: Hoa Kỳ (253), Brazil (251), Argentina (251), Vương quốc Anh (252), Serbia (250), Pháp (251) , Israel (251), Hàn Quốc (250), Philippines (250), Việt Nam (252), Trung Quốc (252), Ấn Độ (252), Bangladesh (251), UAE (251) và Ukraine (58).

Chúng tôi đã khảo sát các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ trong 16 lĩnh vực khác nhau, bao gồm kinh doanh và các dịch vụ chuyên nghiệp (253); các dịch vụ tài chính (243); các dịch vụ liên quan đến máy tính và CNTT (269); nghệ thuật và giải trí (223); kiến trúc và cơ khí (239); giáo dục (219); du lịch – nhà hàng – khách sạn (232); chăm sóc sức khỏe (227); các dịch vụ cá nhân (218); thương mại điện tử (238); bán lẻ (259); bán buôn (236); vận tải, hậu cần và kho bãi (214); sản xuất (241); nông lâm ngư nghiệp (160); và khai thác mỏ (102).

Lưu ý về Ukraine

Đối với mẫu khảo sát tại Ukraine, khảo sát trực tuyến đã được gửi cho các khách hàng của Payoneer từ ngày 29 tháng 11 năm 2022 đến ngày 26 tháng 1 năm 2023.

Giới thiệu về Oxford Economics

Oxford Economics là công ty tư vấn kinh tế độc lập hàng đầu thế giới. Với sự hiện diện tại hơn 200 quốc gia, hơn 100 ngành công nghiệp, 8.000 thành phố và khu vực, Oxford Economics cung cấp thông tin chuyên sâu và giải pháp hiệu quả giúp khách hàng nhanh chóng đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh và có trách nhiệm trong một thế giới ngày càng phức tạp và có nhiều biến đổi.
Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập vào http://www.oxfordeconomics.com


Về chúng tôi

Payoneer là một đối tác đồng hành cùng nền thương mại kỹ thuật số ở mọi nơi trên thế giới. Từ thanh toán số xuyên biên giới cho đến tăng trưởng thương mại điện tử toàn cầu, Payoneer cam kết cung cấp công nghệ, khả năng kết nối và sự tự tin cho bất kỳ doanh nghiệp nào, ở bất kỳ thị trường nào, để họ tham gia và gặt hái thành công trong nền kinh tế toàn cầu mới.

Hàng triệu

KHÁCH HÀNG VÀ ĐANG TIẾP TỤC TĂNG TRƯỞNG

70

ĐƠN VỊ TIỀN TỆ

2,000+

NHÂN VIÊN TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

24/7

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

25+

VĂN PHÒNG TOÀN CẦU

50

Ngôn ngữ