Hóa đơn là gì và tại sao bạn cần sử dụng hóa đơn trong doanh nghiệp?

Mọi chủ doanh nghiệp đều cần phát hành hóa đơn. Tìm hiểu hóa đơn là gì, bạn cần đưa những thông tin gì vào hóa đơn và khi nào bạn cần gửi chúng cũng như lý do tại sao việc theo dõi hóa đơn lại đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công…

rc pillar page invoicing

Trong thế giới kinh doanh, việc tìm hiểu chi tiết về công tác kế toán và lập hoá đơn đóng vai trò rất quan trọng để thành công. Nắm rõ lĩnh vực này là cơ sở để đảm bảo bạn nhận thanh toán từ khách hàng đúng hạn, đúng số tiền và báo cáo thu nhập của bạn một cách chính xác cho bộ phận kế toán hoặc cơ quan chức năng liên quan.

Trong bài viết hướng dẫn này, chúng tôi sẽ đi sâu vào thế giới hóa đơn để giúp bạn hiểu được hóa đơn là gì, xem một số ví dụ, hiểu lý do tại sao hóa đơn lại quan trọng và một số thông tin khác.

Hóa đơn là gì?

Hóa đơn là chứng từ kế toán mà người bán cung cấp cho người mua. Hóa đơn liệt kê các dịch vụ hoặc hàng hóa đã được giao và tổng chi phí người mua sẽ phải thanh toán. Mục đích cuối cùng của hóa đơn là thông báo cho người mua rằng họ cần thanh toán cho các dịch vụ hoặc hàng hóa đã được cung cấp. Điều này phù hợp cho cả mô hình kinh doanh B2B và B2C.

Hóa đơn thường được phát hành sau khi dịch vụ hoặc hàng hóa được giao nhưng trước khi khoản thanh toán được thực hiện. Đây là sự khác biệt chính giữa hóa đơn và biên lai. Như đã nói, các quốc gia và mô hình kinh doanh khác nhau có những quy định khác nhau và điều quan trọng là phải tìm hiểu xem bạn cần phát hành những chứng từ kế toán nào và tại thời điểm nào trong quá trình bán hàng.

Những thông tin gì thường được đưa vào hóa đơn?

Tùy thuộc vào doanh nghiệp, hóa đơn có thể bao gồm nhiều thông tin khác nhau. Chúng tôi đã liệt kê một số thông tin phổ biến nhất bên dưới:

  • Tiêu đề hóa đơn: Bao gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ, thông tin liên hệ, số hóa đơn, mã số thuế, trang web và ngày phát hành hóa đơn
  • Thông tin khách hàng: Tên và thông tin liên hệ của khách hàng
  • Mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ: Phần này mô tả chi tiết về hàng hóa hay dịch vụ được cung ứng cũng như số lượng, đơn giá, tổng giá tiền cho từng mặt hàng
  • Tổng số tiền phải trả: Đây là toàn bộ số tiền cần thanh toán cho tất cả hàng hóa hoặc dịch vụ hiển thị trên hóa đơn, đã bao gồm thuế hoặc chiết khấu
  • Điều khoản thanh toán: Điều kiện thanh toán của công ty đối với hàng hóa và dịch vụ
  • Phí thanh toán chậm: Bất kỳ khoản phí hoặc phí phạt nào được áp dụng cho việc thanh toán chậm
  • Thông tin bổ sung: Phần này bao gồm phí vận chuyển và xử lý, điều khoản và điều kiện cũng như hướng dẫn đặc biệt

Có bao nhiêu loại hóa đơn và chúng khác nhau như thế nào?

Ngăn ngừa gian lận thanh toán là một khía cạnh quan trọng trong việc bảo vệ doanh nghiệp khỏi những tổn thất về tài chính và thiệt hại về danh tiếng. Dưới đây là những khuyến nghị hàng đầu của chúng tôi về cách bảo vệ bạn khỏi gian lận:

  • Hóa đơn bán lẻ của cửa hàng (retail invoice): Bao gồm thông tin chi tiết các mặt hàng, giá cả, thuế và chiết khấu. Loại hóa đơn này thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình bán hàng trực tiếp chẳng hạn như các nhà bán lẻ quần áo, đồ điện tử và thực phẩm.
  • Hóa đơn chiếu lệ (profoma invoice): Khách hàng nhận được hóa đơn chiếu lệ trước khi giao dịch. Hoá đơn này mô tả hàng hóa, xác định mức giá và chấp nhận thanh toán. Người mua nước ngoài sử dụng hóa đơn chiếu lệ để phục vụ mục đích huy động vốn, thư tín dụng và khai báo hải quan. Các nhà xuất khẩu toàn cầu cũng sử dụng loại hóa đơn này.
  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice): Các công ty thương mại quốc tế sử dụng hóa đơn thương mại để mô tả, định giá và vận chuyển sản phẩm. Hóa đơn này phải được xuất trình cho nhân viên hải quan của nước nhập khẩu để xác định lệ phí và thuế hải quan.
  • Hóa đơn định kỳ (recurring invoice): Loại hóa đơn này được sử dụng hàng tháng hoặc hàng năm cho những khách hàng thuê bao gói cước. Hóa đơn này được tạo tự động trong hầu hết các trường hợp và cung cấp thông tin giống như hóa đơn. Loại hóa đơn định kỳ thường được sử dụng cho các dịch vụ bảo trì và thuê bao gói cước.
  • Hóa đơn điều chỉnh giảm (credit invoice): Người tiêu dùng nhận được hóa đơn điều chỉnh giảm khi họ trả lại sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc khi cần điều chỉnh tài khoản.
  • Hóa đơn điều chỉnh tăng (debit invoice): Loại hóa đơn này được gửi đến người tiêu dùng khi cần tính thêm phí bằng cách thêm một khoản dương vào hóa đơn.
  • Hóa đơn bảng chấm công (timesheet invoice): Hóa đơn này được tính dựa trên số giờ làm việc của nhân viên hoặc nhà thầu. Hóa đơn bao gồm giờ làm việc, mức lương và tổng số tiền phải thanh toán. Những nhà tư vấn và freelancer sử dụng hóa đơn bảng chấm công để theo dõi giờ làm việc và tính phí cho khách hàng.
  • Hóa đơn thanh toán trước (prepayment invoice): Hóa đơn này yêu cầu thanh toán trước khi cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm. Các công ty thiết kế web và đơn vị tổ chức tiệc cưới sử dụng hóa đơn thanh toán trước để ghi lại các giao dịch và yêu cầu thanh toán.

Việc lập hóa đơn giúp ích cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau như thế nào?

Các loại hình doanh nghiệp khác nhau có thể sử dụng hóa đơn vì những lý do khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Các nhà thầu độc lập hoặc freelancer tính phí khách hàng đối với các dự án công việc. Họ thường sử dụng hóa đơn chiếu lệ hoặc tiêu chuẩn để nêu chi tiết các dịch vụ được cung cấp, điều khoản thanh toán và hướng dẫn.
  • Các chủ doanh nghiệp nhỏ sử dụng các loại hóa đơn khác nhau tùy theo yêu cầu của họ. Ví dụ: chủ cửa hàng bán lẻ sử dụng hóa đơn bán lẻ của cửa hàng để tính tiền người tiêu dùng, trong khi công ty dịch vụ sử dụng hóa đơn bảng chấm công để ghi lại số giờ làm việc phải trả phí.
  • Các tập đoàn lớn sử dụng hóa đơn thương mại cho các giao dịch thương mại quốc tế, hóa đơn định kỳ cho các khoản thanh toán thường xuyên và hóa đơn điều chỉnh tăng hoặc giảm để thay đổi giá trị hóa đơn.
  • Các công ty thương mại điện tử và thị trường buôn bán trực tuyến sử dụng nhiều loại hóa đơn khác nhau tùy thuộc vào phương thức và nền tảng thanh toán của họ. Các công ty sử dụng hóa đơn thương mại cho các giao dịch xuyên biên giới và hóa đơn thanh toán trước cho các khoản thanh toán tạm ứng.

Cách tạo hóa đơn

Cách dễ nhất để tạo hóa đơn là sử dụng phần mềm chuyên dụng được phê duyệt để sử dụng ở quốc gia của bạn. Khi sử dụng phần mềm, tất cả những gì bạn cần làm là thêm thông tin liên quan bao gồm thông tin liên hệ, dịch vụ hoặc hàng hóa được cung ứng, giá cả v.v… mà không cần phải tạo định dạng hoặc thiết kế hóa đơn.

Sau khi bạn gửi hóa đơn, điều quan trọng là phải theo dõi hóa đơn nào đã được và chưa được thanh toán. Khi sử dụng phần mềm lập hóa đơn, việc theo dõi này sẽ được thực hiện tự động.

Các câu hỏi thường gặp

Điều này phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp và những quy định kế toán tại đất nước bạn. Bất kể bạn có cần hóa đơn hay không, chúng tôi khuyến nghị bạn nên sử dụng chúng để sắp xếp mọi thứ ngăn nắp.

Có! Bạn có thể dễ dàng yêu cầu khách hàng thanh toán qua Payoneer và tạo hóa đơn bằng cách sử dụng trình tạo hóa đơn miễn phí của chúng tôi (nếu bạn chọn).

Gian lận hóa đơn là khi kẻ lừa đảo tạo hoặc thay đổi hóa đơn để buộc mọi người phải thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ mà họ chưa bao giờ nhận được. Đây là lý do tại sao việc kiểm tra kỹ càng tất cả các hóa đơn trước khi gửi và trước khi thanh toán là rất quan trọng.

Các bài viết mới nhất

  • Game mobile app ad network payment

    Giới Thiệu Đối với các nhà phát triển game, ứng dụng di động và studio kỹ thuật số, việc thanh toán cho các nhà cung cấp dịch vụ và nhận thanh toán từ các giao dịch mua hàng trong ứng dụng & nền tảng quảng cáo trên thiết bị di động có thể là một…

Thanks!

Please continue to Registration.

Thanks!

Please continue to Registration.