Trang chủResourcesBusinessBảng checklist hữu ích giúp bạn thành lập một công ty ở Mỹ chỉ trong vài ngày
Bảng checklist hữu ích giúp bạn thành lập một công ty ở Mỹ chỉ trong vài ngày
Bạn là freelancer, startup founder hay chủ doanh nghiệp nhỏ đang muốn mở rộng thị trường ra toàn cầu? Nếu vậy, không nơi nào thích hợp hơn Mỹ để bắt đầu hành trình ấy. Hãy cùng tìm hiểu các lý do nên thành lập công ty tại đây, các giấy tờ cần thiết và chi…
Bạn là freelancer, startup founder hay chủ doanh nghiệp nhỏ đang muốn mở rộng thị trường ra toàn cầu? Nếu vậy, không nơi nào thích hợp hơn Mỹ để bắt đầu hành trình ấy. Hãy cùng tìm hiểu các lý do nên thành lập công ty tại đây, các giấy tờ cần thiết và chi tiết các bước thành lập công ty.
Tìm hiểu lý do nên thành lập công ty tại Mỹ?
Thành lập công ty tại Mỹ là bước đi chiến lược nếu bạn đang tìm kiếm một thị trường lớn, có sức mua cao và hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động. Đây là những lý do chính khiến hàng ngàn doanh nghiệp trên khắp thế giới chọn Mỹ làm điểm đến để mở công ty:
- Thị trường lớn nhất thế giới: Hơn 330 triệu dân và GDP 20 nghìn tỷ USD.
- Người tiêu dùng có sức mua cao: Thu nhập bình quân hộ gia đình cao nhất trong số các quốc gia OECD.
- Hệ sinh thái startup sôi động: Dễ tiếp cận vốn đầu tư, chương trình tăng tốc khởi nghiệp và đối tác toàn cầu.
- Cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu: Nhờ vào các hiệp định thương mại tự do mà Mỹ ký với nhiều quốc gia.
Các loại giấy tờ cần chuẩn bị khi mở công ty tại Mỹ
Để chuẩn bị mở công ty tại Mỹ, bạn cần chuẩn bị và cung cấp một số hồ sơ như:
- Giấy chứng nhận thành lập công ty (Certificate of Incorporation)
- Điều lệ công ty (Operating Agreement / Bylaws)
- Chứng nhận phát hành cổ phiếu (Stock Certificate)
- Biên bản họp hội đồng quản trị ban đầu
- Thỏa thuận sở hữu trí tuệ, thỏa thuận bồi thường, v.v.
Việc duy trì hồ sơ đầy đủ, bảo mật sẽ giúp bạn tránh được rủi ro pháp lý và thuế sau này.
Chia sẻ chi tiết các bước thành lập công ty tại Mỹ mới nhất
Bước 1: Chọn loại hình doanh nghiệp
Khi bắt đầu thành lập công ty ở Mỹ, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là bước cực kỳ quan trọng. Mỗi loại hình mang đến những lợi ích và ràng buộc pháp lý khác nhau. Dưới đây là 3 loại hình phổ biến:
- Sole Proprietorship (Doanh nghiệp tư nhân): Hình thức đơn giản nhất, một chủ sở hữu, không tách biệt pháp lý, chịu trách nhiệm vô hạn.
- LLC (Công ty trách nhiệm hữu hạn): Phổ biến, đặc biệt cho freelancer, startup nhỏ, người nước ngoài. Ưu điểm: tách biệt trách nhiệm pháp lý, thủ tục đơn giản, có thể hưởng lợi từ “chuyển giao thuế”.
- Corporation (Công ty cổ phần – C-Corp & S-Corp): Phù hợp doanh nghiệp lớn, có kế hoạch gọi vốn. C-Corp chịu thuế riêng, cổ tức có thể bị đánh thuế hai lần. S-Corp chuyển lợi nhuận/thua lỗ đến thu nhập cá nhân (tránh đánh thuế hai lần), nhưng có yêu cầu khắt khe hơn.
Việc lựa chọn phụ thuộc vào quy mô, nhu cầu bảo vệ tài sản, kế hoạch vốn và vấn đề thuế. LLC là loại hình doanh nghiệp thường được ưu tiên vì sự đơn giản, chi phí hợp lý và bảo vệ trách nhiệm pháp lý.
Bước 2: Chọn bang để đăng ký công ty
Sau khi xác định loại hình doanh nghiệp, bước tiếp theo là lựa chọn tiểu bang để đăng ký công ty. Tại Mỹ, mỗi bang có luật doanh nghiệp, mức thuế và chi phí thành lập khác nhau. Bạn không bắt buộc phải sống tại bang đó để mở công ty.
Một số bang phổ biến được nhiều doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn:
- Delaware: Là bang nổi tiếng về môi trường pháp lý thân thiện với doanh nghiệp. Thủ tục nhanh gọn, chi phí hợp lý và được nhiều nhà đầu tư quốc tế công nhận. Phù hợp với startup, công ty gọi vốn hoặc cần tạo ấn tượng với đối tác quốc tế.
- Wyoming: Ưu điểm là bảo mật thông tin doanh nghiệp cao, chi phí thành lập và duy trì thấp. Là lựa chọn tối ưu cho freelancer hoặc các công ty hoạt động online không cần văn phòng tại Mỹ.
- Florida, Texas, New Mexico…: Có thể phù hợp nếu bạn có khách hàng hoặc đối tác tại địa phương, hoặc cần hưởng các chính sách thuế riêng theo ngành nghề.
Nếu bạn không hoạt động tại một bang cụ thể, các lựa chọn tối ưu về chi phí và tính linh hoạt như Wyoming hoặc Delaware sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc.
Bước 3: Đăng ký tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp xác định thương hiệu của bạn tại thị trường Mỹ. Việc đặt tên cần đảm bảo tuân thủ quy định pháp lý, đồng thời phù hợp với định hướng kinh doanh lâu dài.
- Không trùng lặp: Tra cứu tên trên hệ thống của bang để đảm bảo chưa có doanh nghiệp nào sử dụng.
- Phản ánh ngành nghề: Ưu tiên tên gợi liên tưởng đến lĩnh vực hoạt động giúp khách hàng dễ nhận diện.
- Ngắn gọn, dễ nhớ: Một cái tên súc tích, dễ đọc sẽ hỗ trợ tốt cho truyền thông và xây dựng thương hiệu.
- Tuân thủ quy định pháp lý: Tên phải thể hiện đúng loại hình doanh nghiệp (ví dụ: LLC, Inc., Corp.).
- Có thể đăng ký thêm DBA: Nếu muốn kinh doanh dưới tên khác với tên pháp lý, hãy đăng ký thêm DBA (Doing Business As).
- Đăng ký tên miền tương ứng: Ưu tiên mua domain trùng hoặc gần giống với tên doanh nghiệp để đảm bảo nhận diện thương hiệu trên môi trường số.
- Giữ tên nếu chưa đăng ký ngay: Một số bang cho phép “giữ chỗ” tên doanh nghiệp trong 6–12 tháng, chi phí thấp (khoảng $20–$70).
Bước 4: Xin Số Định Danh Doanh Nghiệp (EIN)
Mã số Thuế Liên bang (EIN), do IRS (Cục Thuế Mỹ) cấp, là yếu tố then chốt để doanh nghiệp bạn:
- Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế doanh nghiệp.
- Tuyển dụng nhân sự.
- Thiết lập tài khoản ngân hàng và tiến hành các giao dịch tài chính.
Quy trình xin EIN không tốn phí và có thể hoàn tất trực tuyến thông qua trang web của IRS. Đây là một bước bắt buộc để đảm bảo hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp tại Hoa Kỳ.
Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp tại Mỹ
Sau khi có EIN, việc mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp tại Mỹ là cần thiết để quản lý tài chính riêng. Hãy nghiên cứu các ngân hàng về phí, tiện ích trực tuyến và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như EIN, giấy tờ thành lập công ty và giấy tờ tùy thân. Liên hệ với ngân hàng để biết danh sách cụ thể và tiến hành nộp đơn, cung cấp giấy tờ và ký thỏa thuận. So sánh các lựa chọn và hỏi rõ về các loại phí trước khi quyết định.
Một số khó khăn khi mở tài khoản ngân hàng tại Mỹ
Dù việc mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp tại Mỹ là cần thiết, nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp quốc tế – đặc biệt là người nước ngoài – gặp khá nhiều trở ngại như:
- Thủ tục phức tạp: Một số ngân hàng yêu cầu người đại diện phải có mặt trực tiếp tại Mỹ để ký hồ sơ.
- Yêu cầu SSN hoặc địa chỉ cư trú tại Mỹ: Hầu hết các ngân hàng truyền thống như Bank of America, Chase… yêu cầu số an sinh xã hội (SSN) hoặc ITIN, điều mà người nước ngoài thường không có.
- Thời gian xử lý kéo dài: Với những ngân hàng online như Mercury hay Relay, dù không yêu cầu SSN, nhưng việc xác minh có thể mất vài tuần đến một tháng.
- Chi phí ẩn: Một số ngân hàng có các loại phí duy trì tài khoản, phí giao dịch quốc tế, phí chuyển tiền nếu không hỏi kỹ từ đầu.
Với những khó khăn trên, việc mở tài khoản ngân hàng tại Mỹ không còn là lựa chọn tối ưu nếu bạn đang muốn bắt đầu nhanh, đơn giản và tiết kiệm chi phí.
Payoneer: Giải pháp thay thế cho việc mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp tại Mỹ
Việc mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp tại Mỹ thường đòi hỏi quy trình phức tạp và tốn kém chi phí cũng như thời gian. Tuy nhiên, với Payoneer, việc sở hữu một tài khoản nhận tiền bằng đồng USD cho doanh nghiệp trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Cách mở tài khoản nhận tiền USD cho doanh nghiệp cực kỳ đơn giản. Bạn có thể đăng ký tài khoản nhận tiền cho doanh nghiệp với Payoneer 100% online mà không cần phải cư trú tại Mỹ. Sau khi tài khoản được xác minh, ngoài tài khoản nhận tiền bằng đồng USD, bạn cũng có thể đăng ký thêm nhiều loại tài khoản nhận tiền bằng các loại tiền tệ chính khác như tài khoản nhận tiền EUR, GPB, AUD…giúp bạn mở rộng kinh doanh trên phạm vi toàn cầu.
Related resources
Latest articles
-
Nâng cao hiệu quả thanh toán xuyên biên giới cho công ty offshore
Khám phá cách tối ưu hóa thanh toán xuyên biên giới cho các công ty offshore tại Việt Nam, tìm hiểu ưu điểm của cổng thanh toán quốc tế Payoneer.
-
Cách thức đơn giản hóa các hoạt động thanh toán với tính năng tự động hóa của Payoneer
Tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và loại bỏ lỗi với tính năng thanh toán tự động mới của Payoneer.
-
Chào mừng bạn đến với chuyên mục Tăng trưởng cùng Payoneer!
Thêm chủ đề Tổng quan về nội dung Tạo tài khoản và đăng ký Nhận thanh toán Sử dụng quỹ tiền Thẻ Payoneer Những câu hỏi phổ biến nhất từ khách hàng của chúng tôi Không tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm? Tạo tài khoản và đăng ký Hồ sơ cần thiết để…